Lợi ích tuyệt vời của các liệu pháp massage

Không phải ngẫu nhiên mà hàng nghìn, hàng triệu người trong và ngoài nước sẵn sàng bỏ tiền ra để trải nghiệm massage. Bởi massage mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người. Cùng Eva khám phá ngay trong bài viết sau!

Massage là gì?

Mát xa (massage) là một thuật ngữ chung, chỉ việc ấn, xoa bóp trên da, cơ, gân và dây chằng. Massage có thể bao gồm các động tác từ vuốt nhẹ tới ấn sâu. Có nhiều kiểu massage khác nhau, tiêu biểu là:

  • Massage Thụy Điển: Đây là một hình thức massage nhẹ nhàng, sử dụng các động tác vuốt dài và xoa bóp, chuyển động tròn sâu, gõ nhẹ,… Nó giúp bạn cảm thấy thư giãn hơn và tràn đầy năng lượng;
  • Massage sâu: Kỹ thuật massage này sử dụng các động tác xoa bóp chậm hơn và mạnh hơn để nhắm vào các lớp cơ sâu và mô liên kết sâu hơn. Nó thường được sử dụng để làm giảm tổn thương cơ do chấn thương;
  • Massage thể thao: Tương tự massage Thụy Điển nhưng nó giúp ngăn ngừa hoặc điều trị chấn thương cho những người hoạt động thể thao;
  • Massage điểm kích hoạt: Đây là phương pháp massage tập trung vào những vùng bị căng cơ sau khi chấn thương hoặc hoạt động quá mức.
Massage là gì?
Massage là gì?

Thời gian massage

Tối thiểu: 30 phút (massage từng khu vực: chân, tay, mặt…)

Tối đa: 60 đến 90 phút (massage toàn thân)

Lịch sử ra đời của massage

 Ai Cập – La Mã cổ đại

Massage được coi là một trị liệu (therapy) cổ xưa nhất của loài người. Từ 5000 năm trước, người Ai Cập đã biết massage để phòng ngừa và chữa bệnh.

Kim tự tháp Shakka (Ai Cập) đã từng là trung tâm chữa bệnh của thế giới cổ đại, người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã biết dùng massage để săn sóc cho cơ thể. Ngày nay, trên các bức tường của kim tự tháp còn lưu giữ những hình ảnh thể hiện công việc massage.

Lịch sử ra đời của massage
Lịch sử ra đời của massage

Châu Phi – Các nước phương Đông

Người châu Phi có truyền thống kết bện tóc, giựt tóc như một hình thức massage và vẫn  còn được lưu truyền đến ngày nay. Ở phương Đông, massage đã được phổ biến hàng ngàn năm trước công nguyên với những chiêu thức kỹ thuật hết sức độc đáo và hiệu quả.

Đầu thế kỷ XIX, Henrick Ling (Thụy Điển) đã kết hợp các hình thức thể dục và vật lý trị liệu với các kỹ thuật massage Trung Hoa, Ai Cập, La Mã, Hy Lạp để sáng tạo ra các nguyên tắc cơ bản trong massage trị bệnh và tập luyện cơ, khớp mà vẫn được áp dụng cho tới ngày nay.

Những năm 70 của thế kỷ XX, George Downing (Mỹ) đã tạo ra bước nhảy vọt khi đề ra nguyên lý massage trị liệu căn bản, kết hợp với kỹ thuật phương Đông và phương Tây, bao gồm cả Shiatsu và phương pháp phản xạ để tác động trên toàn cơ thể người trên các phương diện: thể xác, tinh thần, trạng thái cảm xúc.

Những lợi ích của massage đối với cơ thể

Massage thường xuyên giúp bạn sống khỏe hơn mỗi ngày. Vậy cùng tìm hiểu xem đó là những lợi ích như nào nhé!

Giảm đau nhức cơ bắp và thư giãn cơ thể

Những kỹ thuật massage tác động trực tiếp lên các vùng căng cứng, nhức mỏi, sẽ giúp xoa dịu cơn đau nhức nhanh chóng, xua tan mệt mỏi. Chỉ với 15 phút massage thôi, bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt của cơ thể, mọi cơn đau đều tan biến, giúp máu lưu thông tốt hơn, năng lượng tràn đầy. Từ đó, bạn có thêm sự hứng khởi, vui vẻ để hoàn thành mọi công việc còn đang dang dở.

Nâng cao sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật

Một lợi ích của massage được nhiều người đánh cao chính là nâng cao sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật. Thường xuyên massage, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều tế bào lympho – tế bào của hệ bạch huyết. Lympho là một loại tế bào bạch cầu chính trong hệ miễn dịch, giúp cơ thể “chiến đấu” với các tác nhân gây bệnh.

Giúp tăng tuần hoàn và lưu thông máu 

Những động tác của massage lên các huyệt đạo dưới da giúp đả thông kinh mạch, từ đó tuần hoàn máu trong cơ thể được lưu thông một cách dễ dàng, nhanh chóng đi tới cơ quan quan trọng trên cơ thể. Nhờ vậy, massage cung cấp oxy và tăng cường chức năng tim, điều hòa huyết áp, ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

Những lợi ích của massage đối với cơ thể
Những lợi ích của massage đối với cơ thể

Massage có tác dụng giảm căng thẳng, lo lắng

Trong quá trình massage, toàn bộ cơ thể được thả lỏng, những bó cơ dẫn giản ra, các cơn đau nhức cũng được xua tan, chúng ta cũng trở nên trở nên vui vẻ, thoái mái hơn. Cơ thể như được nầng niu, xoa dịu sau một ngày làm việc và học tập mệt mỏi. Mọi lo âu, căng thẳng đều được giải phóng ra ngoài khi được chăm sóc, thư giãn bằng phương pháp massage.

Tốt cho hệ tìm mạch và ổn định huyết áp

Như mọi người đã biết, massage chính là cách kích thích tuần hoàn máu lưu thông và hoạt động tốt hơn. Chỉ với 15 – 20 phút massage, mạch máu được giãn ra, lưu lượng máu lưu thông trong lòng mạch cũng tăng lên đáng kể, khiến áp lực của máu lên thành mạch giảm xuống và mang lại công dụng hạ huyết áp, giúp cho huyết áp của bạn ổn định hơn.

Hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn

Khi bạn thực hiện massage bụng đúng cách sẽ thúc đẩy hoạt động của cơ quan tiêu hóa, tăng cường hoạt động của đường ruột. Nhờ vậy, quá trình tiêu hóa bên trong cơ thể sẽ diễn ra hiệu quả nhất, hạn chế chứng đầy bụng, khó tiêu, táo bón, co thắt… và đau dạ dày.

Đem đến giấc ngủ ngon và sâu hơn

Một lợi ích của massage không thể không kể đến chính là nâng chất lượng giấc ngủ, giúp chúng ta dễ đi vào giấc ngủ, ngủ ngon và ngủ sâu giấc hơn. Có được giấc ngủ chất lượng, bạn sẽ khỏe khoắn và tỉnh táo cho ngày hôm sau.

Vì vậy nếu bạn đang gặp tình trạng khó ngủ, rối loạn giấc ngủ, mất ngủ hàng đêm thì hãy áp dụng phương thức massage toàn thân này nhé.

Các phương pháp massage phổ biến nhất

  • Massage chân: Theo quan điểm y học phương Đông, bàn chân là nơi phản ánh lục phủ – ngũ tạng của cơ thể. Vì thế khi dùng các biện pháp để tác động lên bàn chân chính là đang gián tiếp tác động đến các cơ quan này.
  • Massage vật lý trị liệu: Là sự mở rộng cấu trúc của các động tác tiếp xúc theo bản năng và sự phối hợp các động tác mang tính đơn độc giúp chữa trị các rối loạn cơ bắp xương khớp, hoặc tâm lý cảm xúc, giảm stress do áp lực cuộc sống gây nên.
Các phương pháp massage phổ biến nhất
Các phương pháp massage phổ biến nhất
  • Massage thể thao: Là các thủ pháp nhào nặn nhằm tác dụng đến hệ thống dây thần kinh của con người để chữa các chấn thương và vết đau thường gặp trong thể thao.
  • Massage đá: Là phương pháp sử dụng các loại đá với kích thước lớn nhỏ khác nhau để truyền nhiệt nóng, lạnh đến cơ thể con người. Trong đó, massage đá nóng là phương pháp dùng các viên đá massage nhám nóng để điều trị lạnh tay chân giúp tuần hoàn máu tốt hơn. Thực hiện bằng cách làm nóng đá với nhiệt độ khoảng 600 độ C bằng lò vi sóng rồi quấn vào trong khăn và đặt lên vị trí cần làm ấm cơ thể, đến khi nguội dần thì lấy ra. Còn massage đá lạnh là phương pháp dùng các viên đá lạnh có màu sắc và vân như đá cẩm thạch. Thực hiện bằng cách đặt các viên đá vào tủ lạnh với thời gian vừa đủ để hấp thu nhiệt độ lạnh, sau đó lấy ra và quấn vào khăn để giữ cho nhiệt độ lạnh lâu hơn rồi đặt vào vị trí bị chấn thương hoặc bong gân.
  • Massage Trung Quốc: bao gồm nhiều động tác như đẩy kéo, nhào nặn cơ bắp, véo, nhấn bấm huyệt, kỹ thuật ma sát, rung.
  • Massage Nhật (massage Shiatsu): Là loại hình massage rất mạnh mẽ và tinh tế sử dụng các kỹ thuật massage dùng cả bàn tay, đầu gối, khuỷu tay, bàn chân để tác động lên hệ thống huyệt đạo của cơ thể. Kỹ thuật dùng ngón tay để ấn vào huyệt đạo, mạch máu để làm lưu thông khí huyết, điều hòa sự cân bằng trong cơ thể giúp phục hồi tâm sinh lý, tăng sức đề kháng và duy trì sự dẻo dai.
  • Massage Hàn Quốc: Là loại hình massage thư giãn nhẹ nhàng giúp ổn định tâm lý, giảm căng thẳng mệt mỏi của cơ thể. Với những động tác day ấn tròn, ngang và dọc cơ lực, day ấn đẩy lực, từ đó nguồn năng lượng mới sẽ được đẩy vào các cơ quan chính giúp cơ thể được thoải mái, đẩy được các ứ trệ, tăng sinh lực và đẩy các độc tố ra ngoài.
  • Massage Thái: Là phương pháp trị liệu truyền thống của Thái Lan, tác động vào khoảng 10 mạch năng lượng chính khắp cơ thể. Tùy theo thể trạng của mỗi người, các chuyên viên sẽ sử dụng ngón tay, bàn tay, bàn chân, khuỷu tay tạo ra trọng lực tác động lên cơ thể, kết hợp hơi thở để kéo, duỗi, căng cơ và mở những khớp xương khó cử động như đầu gối, cổ chân, cổ tay, xương hông, vai, cổ. Có tác dụng chữa một số bệnh như đau đầu, lưng, thần kinh tọa, đau bụng, đường ruột hoặc các bệnh về tuần hoàn, hô hấp.

Đặt chỗ ngay nào!
Đăng ký nhận tư vấn miễn phí