Lịch sử ra đời của massage – Tác dụng của massage là gì?

Massage là một trong những lựa chọn tốt giúp bạn chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần của mình. Lợi ích của mát xa bao gồm giảm đau, giảm căng thẳng, thư giãn, hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau,… Cùng Eva khám phá ngay trong bài viết sau!

Bạn biết gì về massage?

Massage là một phương pháp chăm sóc sức khỏe phổ biến và cổ xưa nhất của loài người, được cho là có nguồn gốc từ Trung Quốc từ hơn 3000 năm trước Công nguyên.

Massage truyền thống sử dụng bàn tay và các ngón tay thực hiện các thủ thuật như xoa bóp, bấm huyệt, vỗ, miết, day vào các huyệt đạo và cơ bắp trên cơ thể, nhằm chữa trị các vết thương, các cơn đau, đồng thời giúp ổn định tinh thần và thư giãn.

Bạn biết gì về massage?
Bạn biết gì về massage?

Thuật ngữ massage bắt nguồn từ tiếng Arap có nghĩa là “ấn nhẹ”. Trải qua hàng nghìn năm, massage dần trở thành một trào lưu phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới. Tại mỗi quốc gia, mỗi nền y học, người ta lại có những định hướng phát triển massage khác nhau. Nhưng chung quy lại, massage chính là hoạt động hướng tới lợi ích khai phá tâm hồn và nâng cao tuổi thọ, thông qua việc giảm bớt những cơn đau mỏi và cải thiện quá trình tuần hoàn.

Đặc biệt, massage luôn có những công cụ đi cùng nhằm bổ trợ cho các thủ thuật, đó có thể là thảo mộc, tinh dầu, hương liệu, các dụng cụ massage, ấn huyệt khác.

Tác dụng của massage đối với cơ thể

Tác dụng lên gân cốt hỗ trợ giảm đau nhức cơ

Các bệnh liên quan đến khớp hầu hết đều do ít vận động trong thời gian dài làm cho các mô mềm xung quanh khớp dính lại gây ảnh hưởng đến các hoạt động của khớp. Vì vậy, massage trước khi vận động làm mạch máu xung quanh khớp giãn nở, giúp điều chỉnh lưu lượng máu đến nội tạng và các cơ quan vận động như cơ, khớp, dây chằng,… để thích ứng với nhu cầu khi cơ làm việc căng thẳng. Bên cạnh đó, massage sau khi vận động có thể giảm nhẹ cảm giác đau cơ và giải phóng mệt mỏi. Massage huyệt vị cũng được ứng dụng rộng rãi trong việc điều trị chấn thương do vận động.

Tác dụng lên hệ vận động giúp giảm mệt mỏi

Khi massage các sợi cơ sẽ được hoạt động bị động giúp thả lỏng nhóm cơ bị kéo căng, giảm mệt mỏi. Massage cũng hỗ trợ tuần hoàn máu tốt hơn, bổ sung kịp thời dưỡng khí và dưỡng chất cần thiết cho cơ, thúc đẩy sự hấp thu, bài tiết các chất thải trong quá trình trao đổi chất như axit lactic để tăng khả năng vận động cơ.

Tác dụng lên hệ tuần hoàn giúp hỗ trợ ổn định huyết áp

Massage có tác dụng là giãn mạch máu, thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường cung cấp oxi cho cơ tim, tăng cường chức năng tim. Ngoài ra, còn giúp loại trừ những chất có hại trong máu, giảm lượng Cholesterol, đường huyết có trong cơ thể.

Tác dụng của massage đối với cơ thể
Tác dụng của massage đối với cơ thể

Tác dụng lên hệ miễn dịch giúp hỗ trợ phòng chống bệnh hiệu quả

Massage làm tăng số lượng và chức năng diệt khuẩn của tế bào bạch cầu giúp tăng sức đề kháng của cơ thể, ngăn ngừa bệnh tật do vi khuẩn, virus,… gây ra.

Tác dụng lên hệ hô hấp giúp hỗ trợ giảm ho, hen suyễn,…

Massage có tác dụng dẫn truyền và kích thích các huyệt vị, kinh lạc, thần kinh,… tác động đến chức năng phổi, điều chỉnh trạng thái của phổi và khoang ngực giúp trị ho, giảm hen suyễn, hóa đàm, hỗ trợ việc hít thở sâu, đẩy mạnh quá trình trao đổi khí, hồi phục độ đàn hồi cho phổi. Đồng thời, làm cho cơ hô hấp phát triển, tăng lượng hoạt động của phổi, giúp phổi luôn duy trì ở trạng thái tốt nhất.

Tác dụng lên hệ tiêu hóa giúp hỗ trợ tiêu hóa ổn định hơn

Massage kích thích sức căng, đàn hồi, sức co của cơ trơn, làm tăng tốc độ nhu động của dạ dày và ruột. Tùy vào lượng tiết dịch tiêu hóa của dạ dày, ruột ít hay nhiều mà bạn có thể massage mạnh, vừa hay nhẹ để tăng hoặc giảm tiết dịch, đảm bảo quá trình tiêu hóa diễn ra hiệu quả nhất.

Tác dụng lên hệ thần kinh đem lại giấc ngủ ngon hơn

Khi massage cục bộ sẽ làm cho thần kinh xung quanh hưng phấn, tăng cường tác dụng dẫn truyền và phản xạ của hệ thần kinh, cải thiện hoạt động của nội tạng. Ví dụ như khi kích thích đốt sống thứ 5 có thể làm cho cơ thắt môn vị mở rộng.

Hỗ trợ giảm cân và ngăn lão hóa sớm

Nhờ massage tác động và xoa bóp các bộ phận trên cơ thể có thể giảm đáng kể lượng mỡ thừa trong người, mang lại vóc dáng lý tưởng hơn. Bạn cũng có thể áp dụng các bài massage khác nhau để giảm nếp nhăn, kích thích việc tái tạo da, ngăn ngừa lão hóa sớm giúp duy trì tuổi xuân lâu hơn.

Một số hướng dẫn massage đúng cách

Những bước massage toàn thân đúng chuẩn tại spa mà bạn có thể tham khảo, bao gồm:

Bước 1: Bắt đầu từ bàn chân

Bàn chân được coi là “trái tim thứ hai” của con người bởi dưới lòng bàn chân có 60 huyệt vị. Và khi massage, bạn nên lưu ý những chỗ lỡm ở lòng bàn chân bởi nơi này thường mỏi nhiều, bên cạnh đó, cũng cần để ý đến gót chân và mắt cá chân. Tiếp đến, khi massage ngón chân, bạn nên cầm từng ngón và kéo nhẹ, đem lại cảm giác dễ chịu, xua tan mệt mỏi ở các đầu ngón chân.

Một số hướng dẫn massage đúng cách
Một số hướng dẫn massage đúng cách

Bước hai: Massage ở cẳng chân

Chúng ta tiếp tục di chuyển đến phần phía sau cẳng chân, liên tục vuốt dài dọc theo bên chân, vuốt hết lượt từ bắp chân lên đùi. Sử dụng các kỹ thuật xóa bóp để các cơ bắp được thoải mái.  Cuối cùng di chuyển lên đùi và lặp lại các kỹ thuật vừa rồi, dùng tay nhấn vào da và thực hiện chậm rãi và bạn nên nhớ di chuyển về phía trái tim.

Bước 3: Massage lưng từ dưới lên chính là phần quan trọng nhất

Đầu tiên, bạn đặt hai bàn tay chồng lên nhau và thực hiện ấn nhẹ tại khu vực lưng dưới, đồng thời xoa bóp theo chiều các vòng tròn và dịch chuyển từ từ lên phần giữa lưng. Bạn nên lặp lại quy trình này từ 2 đến 3 lần.

Tiếp theo, bạn sử dụng 2 ngón tay cái vuốt các cơ bắp tại lưng theo chiều từ dưới lên và ngược lại. Sau đó đấm nhẹ nhàng vùng lưng, lặp lại những động tác này từ 2 đến 3 lần trước khi kết thúc.

Bước 4: Massage cổ – vai – gáy

Để thực hiện bước này, bạn cần bắt tay chéo tay lên vùng vai rồi xoa nhẹ. Dùng lực tay nhẹ nhàng miết từ vùng bả vai đến khớp vai hoặc bạn cso thể xoa ngược lại. Hãy thực hiện động tác này khoảng 5 lần sau đó đổi bên.

Tiếp theo dùng các ngón tay ấn nhẹ nhàng dọc vùng gáy, xuống cổ rồi đến vai. Với các đầu ngón tay cọ xát với vùng cơ thể, bạn sẽ cảm nhận được độ nóng tăng lên, giúp cơ thể thư giãn và được thả lỏng hoàn toàn.

Bước 5: Massage bàn tay

Ngoài bàn chân thì bàn tay cũng là nơi tập trung các huyệt đạo. Để cơ thể được khỏe mạnh và giữ được cảm giác dễ chịu, thoải mái thì viết massage bàn tay không thể bỏ qua.

Bạn nắm lấy chón tay cái và massage nhẹ nhàng. Tiếp đến massage ngón trỏ giúp nâng cao tinh thần, giảm triệu chứng stress hoặc sợ hãi. kế tiếp là ba ngón cuối cùng, thực hiện những động tác tương tự như trên giúp cải thiện cơ bắp và hệ thần kinh, gia tăng lượng máu lên não và dễ tập trung làm việc.

Đặt chỗ ngay nào!
Đăng ký nhận tư vấn miễn phí